Thứ Tư, 6 tháng 5, 2015

Tích lũy cho con: Nên chọn gửi tiết kiệm hay mua bảo hiểm?

Gửi tiết kiệm cho con tại ngân hàng
Hiện các nhà băng cũng đã phát triển nhiều loại hình gửi tiết kiệm dành riêng cho trẻ em . Điểm chung của các loại hình này là đều đứng tên và thuộc quyền sở hữu của trẻ dưới 15 tuổi. Với sản phẩm này, các trẻ hoàn toàn được linh động chọn số tiền muốn góp thêm vào tài khoản của mình bất cứ lúc nào, không giới hạn số lần và số tiền nộp vào tài khoản.
Các ngân hàng đều có những chương trình riêng dành cho các bố mẹ muốn gửi tiết kiệm tích luy tương lại cho bé, ví dụ Sacombank có "Tiết kiệm Phù Đổng", DongA Bank có "Tiết kiệm chắp cánh cùng con yêu" ,còn tại BIDV có sản phẩm tiết kiệm "Lớn lên cùng yêu thương"... 
Gửi tiết kiệm cho bé đang được các phụ huynh ưu chuộng
Tiết kiệm tích lũy cho con
Số tiền tích lũy hàng năm tùy theo khả năng của bố mẹ, hoàn toàn linh động nếu muốn góp thêm vào tài khoản. Sản phẩm không giới hạn số lần và số tiền nộp vào tài khoản. Song song đó, món tiền tiết kiệm của các bé vẫn được hưởng mức lãi suất có kỳ hạn. Lãi suất được áp dụng theo dạng bậc thang và theo số tiền thực gửi.
Một quyển sổ gửi tiết kiệm mang tên con quả là nét mới mà cha mẹ có thể tặng con mình, đồng thời giúp con lập kế hoạch tài chính ngay khi còn bé. 
Tuy nhiên, hình thức gửi sổ tiết kiệm cho trẻ vẫn còn một số bất cập và rủi ro. Bởi, nếu trường hợp cha mẹ xảy ra sự cố, con cái khi đến tuổi trưởng thành vẫn hưởng đúng số tiền theo hợp đồng đã mua bảo hiểm, còn với sổ tiết kiệm, con chỉ nhận đúng bằng số tiền đã gửi.
Mua bảo hiểm phi nhân thọ cho bé
Bên cạnh lựa chọn gửi tiết kiệm tích lũy, nhiều gia đình trẻ hiện tại có xu hướng mua bảo hiểm cho con đến năm 18 tuổi. Việc tham gia này theo họ là muốn các bé sau này lớn lên, bố mẹ sẽ yên tâm vì có một khoản tiền để học đại học hoặc tạo lập sự nghiệp cho mình.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại bảo hiểm tích lũy cho con như: bảo hiểm an sinh, bảo hiểm giáo dục, bảo hiểm sức khỏe, tích lũy giáo dục…từ nhiều các công ty bảo hiểm như PVI, PTI, Bảo Việt, Prudential... để các gia đình lựa chọn.
Tuy nhiên, khi quyết định mua bảo hiểm, bố mẹ cần tìm hiểu kỹ càng về quyền lợi, đặc tính cùng phạm vi bảo hiểm. Rủi ro thường xuất hiện trong trường hợp các phụ huynh mua một sản phẩm bảo hiểm mà không nắm rõ quyền lợi cũng như trách nhiệm của mình, không tìm hiểu đầy đủ về gói sản phẩm đó dẫn tới nhu cầu không được đáp ứng trọn vẹn sau này.
Có nhiều trường hợp khi tiến hành mua bảo hiểm cho con trẻ, do không nghiên cứu kĩ về chương trình bảo hiểm cho con cũng như xem xét khả năng tài chính của gia đình, nên bố mẹ đã chọn các gói bảo hiểm có phí quá cao và thời gian đóng kéo dài. Do vậy, khi triển khai được một thời gian, do phí quá cao ảnh hưởng đến tài chính gia đình nên nhiều bố mẹ đã phải bỏ chương trình bảo hiểm giữa chừng, gây tốn kém, lãng phí.
Cả 2 loại hình tiết kiệm tài chính tích lũy cho con nói trên đều có những ưu điểm nổi trội. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ nên tùy thuộc vào khả năng tài chính của gia đình cũng như khoản muốn tiết kiệm để lựa chọn chương trình cho phù hợp. Nếu thu nhập của bạn không ổn định, bạn nên chọn lập tài khoản gửi tiết kiệm cho con tại ngân hàng  và nên lựa chọn chương trình phù hợp với nhu cầu tiết kiệm của mình, nếu thu nhập của bạn tương đối tốt, thì mua bảo hiểm cho bé lại là cách tốt hơn, bởi lãi suất cũng như quyền lợi sau này bé được hưởng từ bảo hiểm có phần tốt hơn gửi tiết kiệm ngân hàng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét